Bồn rửa chén là vật dụng thiết yếu trong nhà bếp, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Sự đa dạng về loại bồn rửa chén bao gồm thiết kế, chất liệu, kiểu dáng và ưu nhược điểm làm cho việc lựa chọn trở nên quan trọng.
Bản thiết kế bồn rửa chén là tài liệu chi tiết gồm thông tin về loại bồn và mô tả cách lắp đặt của bồn rửa chén trong không gian bếp. Bản thiết kế này giúp người dùng lựa chọn và sắp xếp bồn rửa chén phù hợp với không gian và nhu cầu cá nhân.
Dưới đây là những điều quan trọng mà bạn cần biết trước khi lắp bồn:
Chất liệu của bồn rửa chén có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chống gỉ, chống ăn mòn và khả năng vệ sinh. Trên thị trường hiện nay, bồn rửa chén có nhiều loại khác nhau như inox, đá, sứ,...
Độ nông sâu của bồn rửa chén phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và không gian bếp. Nếu thường xuyên rửa nhiều bát đĩa và đồ dùng lớn, lựa chọn bồn rửa chén có độ sâu để tránh bắn nước ra ngoài. Ngược lại thì nên chọn bồn rửa chén có độ nông vừa phải để tiết kiệm không gian.
Xem thêm sản phẩm: Bồn rửa chén
Chiều cao mặt bàn là khoảng cách từ mặt đất đến mặt bàn nơi lắp đặt bồn rửa chén. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiện nghi và an toàn khi sử dụng. Nó cần phù hợp với chiều cao của người sử dụng để tránh mỏi lưng, cổ và vai trong quá trình rửa chén. Thông thường,
Kích thước và hình dạng hố của bồn rửa chén có tác động đáng kể đến thẩm mỹ và tiện ích. Bạn có thể linh hoạt chọn từ 1 đến 3 hố rửa, tùy thuộc vào diện tích và thiết kế phòng bếp.
Xác định vị trí thoát nước cho bồn rửa chén trước khi thiết kế. Ví dụ:
Điều này giúp đảm bảo tính tiện lợi trong việc sử dụng và lắp đặt bồn rửa chén.
Kiểu lắp đặt của bồn rửa chén cũng là một yếu tố quan trọng khi thiết kế. Có hai kiểu lắp đặt phổ biến là lắp đặt âm bàn và lắp đặt dương bàn.
Hiện nay, có nhiều bản thiết kế bồn rửa chén đẹp, tiện dụng và phù hợp với mọi không gian nhà bếp. Dưới đây là top 4 mẫu thiết kế bồn rửa chén được ưa chuộng nhất hiện nay.
Bồn rửa chén âm bàn là cách lắp bồn tích hợp vào bề mặt của bàn, tạo ra một bề mặt phẳng liền mạch. Ưu điểm là làm tăng không gian và dễ vệ sinh. Kiểu lắp đặt này phù hợp cho các loại hình và số hố của bồn như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, 1 hố, 2 hố, 3 hố.
Bồn rửa chén dương bàn là kiểu lắp bồn rửa chén nổi trên mặt bàn với ưu điểm là ngăn nước tràn ra ngoài. Nhìn chung, lắp bồn theo kiểu âm hay dương thì cũng có ưu, nhược điểm nhất định và hơn hết, tuỳ thuộc vào nhu cầu và tính thẩm mỹ của mỗi người.
Bồn rửa chén tích hợp phụ kiện là loại bồn rửa chén đi kèm với các tiện ích như thớt gỗ, khay inox, dao cạo, lưới lọc rác,..giúp tối ưu hóa không gian bếp và cung cấp tính năng đa dạng. Điểm nổi bật của kiểu thiết kế này là thông minh, phù hợp với phong cách hiện đại.
Trong đó, thiết kế máy lọc nước dưới bồn rửa chén cũng là một kiểu phổ biến và tiện dụng. Máy lọc nước có nhiệm vụ cung cấp nước sạch, phục vụ cho nhiều mục đích khác. Máy lọc nước dưới bồn rửa chén vừa tiết kiệm không gian, vừa làm tăng tính thẩm mỹ và sự tiện lợi cho người sử dụng.
Tóm lại, bài viết đã giới thiệu đến bạn những điều quan trọng cần biết để tạo nên bản thiết kế bồn rửa chén phù hợp với căn bếp của mình. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn chọn được kiểu thiết kế bồn ưng ý cho mình.